Vải không dệt là gì? Ứng dụng dùng làm khẩu trang y tế như thế nào?

Trên thị trường vải may mặc hiện nay, vải không dệt là một chất liệu được các nhà sản xuất sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng thì những thông tin, kiến thức về chất liệu này lại khá ít khiến nhiều người còn phân vân mỗi khi lựa chọn các sản phẩm được làm từ vải không dệt. Để hiểu rõ vải không dệt là gì? các bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây.

Vải không dệt là gì?


Vải không dệt có tên tiếng Anh là Non Woven Fabric được tạo ra từ các hạt nhựa tổng hợp, loại hạt này có tên hóa học là Polypropylene. Với những mục đích sử dụng khác nhau thì trong thành phần của vải không dệt sẽ có thêm một số chất liệu tái chế khác.

Tất cả các nguyên liệu này sau khi được tổng hợp với nhau sẽ được kéo sợi tạo ra những sợi vải độc lập và chúng được liên kết lại với nhau bằng một loại hóa chất đặc biệt hoặc nhờ nhiệt nóng cơ khí. Từ đó tạo ra các tấm vải không dệt xốp, nhẹ và mỏng nhưng lại có độ bền cao.

Chính nhờ quá trình sản xuất như vậy mà loại chất liệu này được gọi là vải không dệt bởi chúng không trải qua quá trình dệt như những loại vải khác.

Nguồn gốc của vải không dệt


Có hai tài liệu nói về nguồn gốc sâu xa của chất liệu vải không dệt đó là:

Vào thời xa xưa, khi các khách lữ hành đi qua các vùng sa mạc nắng nóng, để làm giảm bớt sự đau đớn nơi bàn chân khi đi qua đây, họ đã dùng các búi len sẵn có mang theo đặt lên giày dép, tạo sự êm ái hơn cho đôi bàn chân. Dưới áp lực của chân cùng với sự tác động của nhiệt độ và độ ẩm cao khi đi qua sa mạc, các sợi len này đã liên kết lại với nhau tạo thành một cấu trúc vải mới.

Một tài liệu khác đã ghi lại, vào những năm của thế kỷ XIX, một kỹ sư ngành dệt may của nước Anh có tên là Garnett đã nhận thấy sự thừa thãi và lãng phí của các chất xơ dư thừa từ các sản phẩm. Vì vậy, ông đã phát minh ra một loại máy để cắt những vải xơ đó thành từng sợi và lấy chúng làm thành phần của ruột gối. Sau này, ông sáng chế ra thêm cách gắn kết các sợi sơ này bằng keo dán, tại thành một loại vải mới.

Đây chính là nguồn gốc của loại vải không dệt cao cấp mà chúng ta đang sử dụng hiện nay.

Đặc tính của vải không dệt


Vậy vải không dệt xăm kim có những đặc tính nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp theo đây.

Quá trình tạo vải không dệt đặc biệt

Như đã giới thiệu ở phần trên, quá trình tạo vải không dệt là quá trình kết dính các sợi vải riêng biệt nhờ các dung môi chuyên dụng hoặc nhờ sức nóng của máy móc. Nó hoàn toàn khác so với các loại vải khác, chúng không cần dệt nhưng vẫn tạo ra vải.

Hoàn toàn thân thiện với con người và môi trường

Qua nhiều nghiên cứu, kiểm nghiệm và đánh giá, các nhà khoa học đã chứng minh được vải không dệt là chất liệu hoàn toàn an toàn với sức khỏe con người và cả với môi trường tự nhiên.

Chính bởi vậy, chất liệu này được sử dụng nhiều để sản xuất ra các sản phẩm đòi hỏi yêu cầu cao về độ an toàn như: khăn mặt, khăn ướt, khăn tắm, khẩu trang, tã trẻ em, … Khi không thể sử dụng được nữa, vải không dệt cũng dễ dàng phân hủy ngoài môi trường tự nhiên.

Màu sắc đồng nhất

Với những khách hàng có yêu cầu cao về sự sắc nét và đồng đều về màu sắc của các sản phẩm may mặc thì vải không dệt luôn là lựa chọn tối ưu nhất bởi chúng có sự đồng nhất màu sắc rất tốt. Đặc tính này có được chính là nhờ thành phần chính Polypropylene của chất liệu.

Hơn nữa vì không trải qua quá trình dệt và nhuộm thông thường, nên vải không dệt mang đến màu sắc tự nhiên và nhất quán nhất có thể cho người dùng. Bạn có thể kiểm tra màu sắc của vải này có nhất quán hay không khi đặt chúng dưới ánh sáng mặt trời đầy đủ và quan sát.

Có thể in ấn trên bề mặt vải

Cũng giống như các loại vải thông thường khác, vải không dệt cho phép các nhà sản xuất dễ dàng in ấn các họa tiết lên bề mặt với màu sắc rất tự nhiên và đường nét thì cực kỳ sắc sảo. Tuy nhiên để có thể có những tác phẩm đẹp trên vải không dệt thì cần có kỹ thuật in ấn cao.

Ưu và nhược điểm của vải không dệt


Ưu điểm

Độ bền cao

Nhờ được tạo ra bởi độ nén cao của máy móc và các dung môi kết dính chặt mà vải không dệt có độ bền rất cao, chịu lực tốt. Trọng lượng mà sản phẩm làm từ vải không dệt có thể chịu được là từ 3kg- 10kg.

An toàn tối đa

Sử dụng các sản phẩm làm từ vải không dệt các bạn có thể hoàn toàn an tâm về tính an toàn đối với sức khỏe con người và dễ phân hủy trong hệ sinh thái tự nhiên.

Giá rẻ

Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì sử dụng vải không dệt là một sự lựa chọn đúng đắn nhất bởi chúng có giá thành khá rẻ so với các chất liệu cùng chung mục đích sử dụng khác.

In ấn dễ dàng

Ưu điểm này của vải không dệt sẽ rất phù hợp cho những ai muốn sử dụng chất liệu này làm phương tiện quảng cáo ngoài trời. Chúng dễ in ấn và lâu bị phai màu theo thời gian.

Nhược điểm

Khó bảo quản

Điều này được thể hiện rõ khi vải không dệt gặp nước trong thời gian dài, chúng sẽ bị phá hỏng cấu trúc gắn kết bền vững hiện tại.

Dễ bắt lửa

Vải không dệt chống cháy không được tốt cho lắm bởi chúng được tạo bởi sức nén của nhiệt độ cao. Bạn nên cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm làm từ chất liệu này, tránh để gần nơi có lửa.

Vải không dệt dùng để làm gì?


Với những đặc tính và ưu điểm trên, vải không dệt được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực như:

Trong nông nghiệp

Ngày nay, bà con nông dân sử dụng rất phổ biến các loại bạt vải che chắn làm từ vải không dệt cho các loại cây trồng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các loài côn trùng và sâu bọ gây hại.

Trong y tế

Một ứng dụng vô cùng ý nghĩa cho sức khỏe con người khi vải không dệt được dùng may các loại áo dùng trong các ca phẫu thuật, các phòng cách ly, hay dùng để may khẩu trang, tất chân, tã cho trẻ, vải lọc máu hoặc da nhân tạo.

Trong ngành may mặc

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hoặc đã sử dụng các sản phẩm sau được làm từ vải không dệt: quần áo, miếng lót mũ, lót giày, đế giày, trang phục biểu diễn nghệ thuật; các loại túi xách như túi sử dụng tại siêu thị, khăn trải bàn, một số túi dùng để quảng cáo.

 

LIÊN HỆ

  •  CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HẢI ÂU
  •  Trụ sở: 453/77G14 Lê văn Sỹ- Phường 12- Quận 3- TPHCM
  •  Văn phòng công ty: 33/27 Hoàng Diệu, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
  •  Hotline: 0936 474 663 (Mr Quyết)
  •  Email: tuivaihaiau@gmail.com

Bài viết liên quan

Scroll to Top